Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem thuật ngữ tỷ giá hối đoái forex? Và những thông tin cần thiết liên quan đến thuật ngữ này nhé! Đây thật sự là kiến thức cơ bản rất quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ nếu đang có ý định tham gia đầu tư vào thị trường Forex.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái còn có tên gọi khác là tỷ giá ngoại tệ hay tỷ giá Forex, bạn có thể hiểu thuật ngữ này dùng để chỉ là tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ khác nhau. Trong Forex, sản phẩm mà chúng ta trao đổi là các cặp tiền ngoại hối, đồng tiền đứng trước là trong cặp tiền là đồng tiền cơ sở và đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Giá của đồng tiền đứng trước sẽ được tính bằng đơn vị của đồng tiền đứng sau đó được gọi là tỷ giá hối đoái.
Xem thêm >> rút tiền sàn Exness như thế nào
Nếu bạn muốn giao dịch ngoại hối thì điều đầu tiên là bạn phải biết đọc tỷ giá của các cặp tiền, điều này sẽ giúp bạn có được những căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư cho mình.
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của cặp tiền USD/JPY sẽ là 108,70, nó có nghĩa là 1 Dollar sẽ bằng 108,70 Yên Nhật và USD chính là đồng tiền cơ sở và JPY đóng vai trò là đồng tiền định giá.
Có 2 loại yết giá:
- Yết giá trực tiếp: ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng tiền định giá
- Yết giá gián tiếp: ngoại tệ là đồng tiền định giá, nội tệ là đồng tiền yết giá.
Cách tính tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được được xác định thông qua đồng tiền thứ ba.Và để tính toán được tỷ giá chéo còn phụ thuộc vào cách yết giá của các đồng tiền là trực tiếp hay gián tiếp.
Xem thêm >> cách kiếm tiền từ forex
Do có nhiều đồng tiền khác nhau trên thế giới nên việc hình thành đồng tiền ngang giá là USD giúp cho số lượng giá niêm yết được giảm xuống và dễ dàng trong tính toán tỷ giá hơn.
Muốn giao dịch giữa 2 đồng tiền mà không có mặt đồng đô la Mỹ trong đó thì ta phải tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền đó thông qua tỷ giá của từng đồng tiền đối với đồng USD. Đó chính là tính tỷ giá chéo.
Sau đây là các công thức tính tỷ giá hối đoái đối với tỷ giá chéo:
Phương pháp tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá
Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá được tính bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá (với USD) chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá (với USD).
Trong đó, để tính tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán/tỷ giá mua của ngân hàng. Và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng, ta lấy tỷ giá mua/tỷ giá bán của ngân hàng.
Ví dụ: cho tỷ giá của USD/SGD và USD/VND, hãy tính tỷ giá chéo SGD/VND mà ngân hàng niêm yết.
Suy ra SGD/VND = (SGD/USD) / (VND/USD)
Phương pháp tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá
Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền pử vị trí yết giá được tính bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.
Để tính tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng rồi lại tiếp tục chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.
Phương pháp tính tỷ giá chéo giữa đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền nằm ở vị trí yết giá và một đồng tiền nằm ở vị trí định giá được tính bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá đồng tiền định giá
Để tính tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán của ngân hàng nhân với tỷ giá bán của ngân hàng và tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng nhân với tỷ giá mua của ngân hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát ở một nước có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ của nước đó đồng thời gây ra sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Hiểu đơn giản là khi đồng tiền nước đó bị mất giá dẫn đến việc trao đổi ngoại tệ với các nước khác sẽ phải mất một số lượng tiền tệ lớn hơn bình thường nhiều lần.
Thật ra không chỉ mỗi bên lạm phát gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà 2 yếu tố đó có quan hệ mật thiết với nhau, gây ảnh hưởng lên nhau.
Lãi suất
Lãi suất ở đây chính là lãi suất ngân hàng quy định cho tiền gửi ngân hàng nên có ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án đầu tư ở nước ngoài từ đó gây tác động đến tỷ giá hối đoái.
Lãi suất tăng thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tuy vậy nếu tình hình chính trị, kinh tế trong nước không ổn định thì điều đó cũng vô nghĩa. Do đó, điều quan trọng hơn vẫn là tính an toàn của nền kinh tế trong nước mới đảm bảo được số vốn đầu tư từ nước ngoài.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội là tổng số hoạt động đầu tư, tiêu dùng,..được thực hiện bởi các doanh nghiệp trong nước ở một khoảng thời gian nhất định.
Khi GDP ở một quốc gia tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu về sử dụng hàng hóa, dịch vụ tại quốc gia đó cũng đang tăng lên. Từ đó nhu cầu về tiêu dùng ngoại tệ tăng lên dẫn đến giá trị của đồng tiền của quốc gia đó cũng thay đổi.
Sự can thiệp của Chính Phủ
Thông qua các chính sách can thiệp của Chính Phủ mà nền kinh tế sẽ có sự thay đổi từ đó gây tác động đến tỷ giá hối đoái. Các chính sách kích thích xuất khẩu hay thu hút đầu tư nước ngoài sẽ làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng và nhu cầu sử dụng ngoại tệ giảm do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm do đồng ngoại tệ giảm giá.
Sự kỳ vọng về tỷ giá hối đoái
Đó chính là sự kỳ vọng tăng hoặc giảm ở một đồng tiền của phần lớn người tham gia thị trường.
Ví dụ người ta cho rằng đồng Euro sẽ lên giá trong thời gian tới nên đổ xô đi mua Euro làm cho nó tăng giá, tỷ giá hối đoái giữa EUR và đồng nội tệ sẽ tăng.
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về Tín hiệu forex hôm nay