4 loại chỉ số phân tích trong forex bạn phải cần biết khi xem tín hiệu forex
Tham gia vào thị trường Forex hẳn là bạn muốn thu về lợi nhuận. Nhưng để đạt được điều này bạn phải tích lũy rất nhiều yếu tố. Và yếu tố tiên quyết ở đây chính là cách phân tích kỹ thuật. Cụ thể hơn là bạn phải biết và vận dụng được một vài chỉ số phân tích khi xem tín hiệu forex.
Vậy, vai trò chính xác của những chỉ báo đó là gì? Và có những loại chỉ báo nào đang được các nhà đầu tư forex sử dụng trong giao dịch hiện nay?
Có nhiều loại chỉ báo được dùng trong giao dịch forex
Vai trò của các chỉ số phân tích trong Forex
Nếu bạn muốn hiểu thị trường đang nói cái gì. Xu hướng thị trường tương lai ra sao. Và thời điểm nào để giao dịch, bạn cần phải biết về phân tích kỹ thuật. Mà cụ thể hơn, đó chính là cách sử dụng các chỉ số phân tích để đọc thị trường.
1.1. Vì sao trader nên biết về các chỉ số phân tích trong Forex
Rất nhiều Forex trader phải tốn thời gian chỉ để canh “thời điểm vàng” để tung ra lệnh “mua” hoặc “bán” sao cho hiệu quả. Và ngay cả khi đã tìm ra một mức giá rất “hời” thì kết quả của giao dịch có thể lại đảo chiều đột ngột. Vậy làm thế nào để xác định được điểm giao dịch nào thì hiệu quả?. Đây là lúc trader phải cập nhật một vài chỉ số có thể giúp xác định thời điểm tốt nhất cho mình“mua” hay “bán”.
1.2. Có bao nhiêu loại chỉ số phân tích trong Forex?
Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta chia chúng ra thành nhiều nhóm. Do sự khác nhau trong công dụng và vị trí sử dụng, các trader phải biết cách phối hợp sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Để nhằm đạt được mục tiêu giao dịch như mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về 4 chỉ báo kỹ thuật được sử phổ biến và hiệu quả nhất trong thị trường forex hiện nay.
Xem thêm: rút tiền trên sàn XTB
2. Top 4 loại chỉ số phân tích trong Forex mà trader nhất định phải biết
Thực tế, có rất nhiều các chỉ số kỹ thuật để giúp bạn tiếp cận sâu trong thị trường forex. Tuy nhiên, cô đọng lại, sẽ có 4 loại chính sau đây:
2.1. Chỉ số phân tích trong forex số 1: Trend-Following Tool (chỉ số thể hiện xu hướng)
Đối với hầu hết các trader, cách kiếm lợi nhuận dễ dàng nhất chính là theo dõi các xu hướng giao dịch có lợi. Và giao dịch theo xu hướng ấy. Đây chính là việc bạn sử dụng chỉ số xu hướng. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận chờ đợi để thị trường Forex xác nhận tính khả quan thực chất của các xu hướng này rồi mới dùng nó để giao dịch.
Một ví dụ về các điểm bắt chéo mà trader cần chú ý
Một trong các phương pháp sử dụng chỉ số thể hiện xu hướng đơn giản nhất là dựa vào đường giao dịch trung bình bắt chéo (Moving average crossover trading). Đường bắt chéo này sẽ giúp bạn nhận ra liệu xu hướng này có kết thúc hay đảo chiều trong thời gian tới hay không. Điều bạn cần làm làm đặt các đường trung bình động vào biểu đồ và ngồi chờ đợi. Nếu sự bắt chéo giữa các đường trung bình xảy ra, đó là tín hiệu xu hướng giá sẽ có sự thay đổi. Cuối cùng, đã đến lúc bạn nên giao dịch và thu lợi nhuận.
2.1. Chỉ số phân tích trong forex số 2: Trend-Confirmation Tool (chỉ số xác nhận xu hướng)
Bây giờ chúng ta đã có một chỉ số để xác định xu hướng chính của một cặp tiền tệ nhất định là tăng hay giảm. Nhưng làm thế nào để chắc chắn chỉ số này là đáng tin cậy?. Như đã đề cập trước đó, các chỉ số xu hướng dễ bị đảo chiều đột ngột. Vì vậy, bạn cần một chỉ số xác nhận xem xu hướng hiện tại có chính xác hay không. Chỉ số xác nhận xu hướng này chỉ để xác nhận lại độ chính xác của xu hướng. Chứ không hẳn sẽ đề ra cho bạn tín hiệu mua hay bán ngay lập tức.
Chỉ số xác nhận phổ biến và hiệu quả nhất mà chúng tôi khuyên bạn nên dùng là Đường trung bình động MACD (Moving average convergence divergence). Đường MACD giúp xác định tiềm năng phát triển của thị trường. Nó sẽ cho bạn thấy thời điểm nào thị trường đang trên ngưỡng giới hạn. Khi ấy giá sẽ không còn khả năng tiếp tục di chuyển theo một hướng cụ thể nữa mà cần hồi phục (điều chỉnh).
Độ chuẩn xác của điểm vào lệnh sẽ chính xác hơn nếu xuất hiện giao điểm giữa biểu đồ lịch sử và đường tín hiệu. Khi đồ thị MACD dâng lên cao hơn đường tín hiệu sau đợt giảm mạnh, đây là lúc bạn nên mua vào. Đồng thời, bạn nên bán ra khi đồ thị MACD di chuyển xuống dưới so với đường tín hiệu. Tuy nhiên, chỉ báo này có độ trễ so với biểu đồ giá. Do đó một số tín hiệu sẽ xuất hiện muộn hơn hoặc thực tế, thị trường sẽ không dịch chuyển mạnh ngay sao đảo chiều. Trường hợp này gọi là pullback thất bại.
Xem thêm: margin call là gì
2.3. Chỉ số phân tích trong forex số 3: Overbought – Oversold Tool (Mức Quá mua/ Quá bán)
Bên cạnh các chỉ số biểu thị xu hướng của thị trường thì còn có một chỉ số là overbought/oversold. Hay còn gọi là chỉ số về mức quá mua/quá bán. Chỉ số này phân tích diễn biến giá để cung cấp thông tin về điều kiện và trạng thái thị trường tại thời điểm nghiên cứu. Chứ nó không dùng để xác định vị trí hay số lượng giao dịch.
Đồ thị RSI thị trường London kết thúc phiên 26/8/2016
Trong phân tích kỹ thuật, các trader thường sẽ sử dụng chỉ số RSI (Relative Strength Index)- chỉ số đo sức mạnh tương quan (giữa hai thế lực mua và bán) để đo độ overbought/oversold của thị trường. Với thang đo từ 0 đến 100, RSI sẽ phải đạt 50 để được cho là cân bằng. Nếu giá trị RSI nằm từ 70 trở lên, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong tình trạng mua vượt mức. Còn nếu giá trị RSI nằm dưới 30, lúc này thị trường đang trong tình trạng bán vượt mức.
2.4. Chỉ số phân tích trong forex số 4: Profit-Taking Tool (chỉ số về lợi nhuận thu về)
Đây là loại chỉ báo cuối cùng mà một Forex trader cần. Nó cũng là thứ giúp bạn xác định khi nào có thể kiếm lợi nhuận từ một giao dịch khả quan. Trên thực tế, chỉ báo RSI cũng có thể dùng trong trường hợp này. Nói cách khác, một trader có thể xem xét thực hiện giao dịch nếu chỉ số RSI tăng lên mức cao từ 80 trở lên.
Ngoài ra, có một chỉ số lợi nhuận phổ biến khác mà bạn nên quan tâm là Dải Bollinger. Chỉ báo cho phép đo lường độ biến động của thị trường (tức là mức độ thay đổi của giá cả giao dịch). Chỉ báo này thể hiện hiện hiệu quả nhất trong trường hợp thị trường sideway – đi ngang. Khi chỉ giao dịch một cặp tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp này, các trader có thể sử dụng chúng như cặp đường hỗ trợ và kháng cự, nhằm xác định vị trí giao dịch cho chiến lược đầu tư sắp tới của mình. Nhưng bù lại dải Bollinger lại không hề đáng tin nếu thị trường mà bạn đang giao dịch biến động mạnh. Hãy nhớ kết hợp nó cùng các chỉ số hỗ trợ khác để tìm ra kết luận phân tích hiệu quả nhất.
3. Tạm kết
Khi thực hiện giao dịch ngoại hối bạn nhớ không nên quá do dự. Đồng thời, bạn cần có một sự kiên nhẫn cao. Bởi vì bạn dễ phải đợi rất lâu mới nhìn ra dấu hiệu thuận lợi từ thị trường. Và khi cơ hội đến, bạn phải quyết đoán để không phải bị bỏ lỡ những “cơ hội vàng”. Hoặc bạn có thể cố gắng nắm vững một loạt các chỉ số phân tích trong Forex. Nhờ chúng, có thể xác định và lựa chọn được thời điểm có lợi để tiến hành giao dịch.
Tuy nhiên, khi đứng một mình, hầu như không có chỉ số nào mang lại kết quả lớn. Vì vậy, nhà đầu tư forex nên kết hợp và sử dụng thống nhất các chỉ số với nhau. Lúc này chúng có thể chỉ ra cho trader những góc cạnh chi tiết của thị trường. Từ đó, giúp họ hiểu rõ hơn những giao dịch biến động trong ngắn hạn. Trên tất cả, điều quan trọng là bạn phải tìm thấy mối quan hệ liên kết nhau giữa những chỉ số khác nhau vì nhiều tín hiệu có thể cung cấp những dự đoán về giao dịch chính xác nhất.
Là chuyên trang cung cấp các thông tin về forex, trade24h.vn sẽ luôn đồng hành cùng bạn! Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Xem thêm: có nên đầu tư ngoại hối forex